VÀNG, BI KỊCH TỘT BẬT CỦA LÒNG THAM

Người đăng: Nhãn: vào lúc
Ảnh minh họa
Vàng là thứ kim loại quý giá tột bậc, trong lịch sử và hiện tại nó vừa kéo theo những xa hoa tột bậc nhưng cũng “rơ – moóc” theo vô vàn bi kịch cướp bóc, lừa đảo, chém giết rất tang thương.


Cái chuỗi bi kịch đó vừa rồi đã chạm nóc trần ở Việt Nam, vụ án thật kinh hoàng, được nhiều chuyên gia đánh giá là một vụ cướp giết tàn khốc nhất bậc nhất nếu tra niên đại thì có lẽ trong nhiều thập niên Việt Nam chưa từng có một vụ án mạng quy mô trầm trọng như vậy. Vụ án xảy ra ở một tiệm vàng ở tỉnh Bắc Giang, cụ thể sáng 24-8, tại khu vực dốc Sàn (xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang), người dân phát hiện một vụ án mạng. Hai vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích cùng đứa con gái chưa đầy 20 tháng tuổi đã bị kẻ thủ ác ra tay giết hại. Người duy nhất trong gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích còn sống sót nhưng cũng bị kẻ thủ ác chặt đứt lìa tay phải là cháu Trịnh Ngọc Bích.

Vàng, bi kịch tột bậc của lòng tham, An ninh - Hình sự, vang, giet nguoi cuop tiem vang, Le Van Luyen, cuop vang, hung thu, tin tuc,
Bé Trịnh Ngọc Bích tại bệnh viện Việt Đức (Ảnh: Người lao động).

Bước đầu người ta “dựng lại” hiện trường vụ án như sau: tội phạm có đồng phạm đã vào nhà theo cửa sổ tầng ba, việc đầu tiên chúng cắt cầu dao điện để cho các camera an ninh không làm việc, chúng mở tủ lấy vàng. Nghe tiếng động, chủ nhà là Trịnh Văn Ngọc chạy xuống, ít nhất có hai tên đã dùng kiếm chém lia lịa vào người anh, khiến anh chết tại chỗ. Vợ anh, Nguyễn Thị Chín nghe tiếng động chạy ra, liền bị chúng chém và dồn đuổi lên gác, chị còn bị đâm một nhát trúng cổ họng rồi cũng chết tức thì. Sau khi đã giết hai vợ chồng, chúng nghĩ mình đã bị bại lộ tung tích nên phải quay vào nhà giết tất cả mọi người để diệt khẩu. Chúng quay vào, gặp cháu bé chưa đầy 20 tháng tuổi liền ra tay hạ sát. Còn cháu Trịnh Ngọc Bích 9 tuổi, chúng đuổi theo đâm chém tới tấp. Cháu chui vào sau gầm tủ, chúng liền đâm lia lịa, cháu ngất xỉu đi, tưởng cháu đã chết chúng liền rút chạy.
Vụ án được phát giác, sau cả ngày trời cháu Bích mới được cấp cứu và tìm thấy cánh tay đã bị chặt lìa. Nhưng các bác sĩ bệnh viện Việt – Đức đã nối được tay cho cháu, cứu sống cháu, như một phép lạ chỉ trong thời gian rất ngắn vài tiếng đồng hồ cháu đã tỉnh dậy và miệu tả diện mạo của hai tên cướp. Y bác sĩ chữa bệnh cho cháu nói, quả là một phép lạ, khi tay cháu bị chặt đứt, máu tuôn có khác nào vòi nước, vậy mà cháu không hề mất máu nhiều, lại nối được tay, lại tỉnh táo nhanh chóng…
Vụ án xảy ra gây xôn xao cả nước, tức khắc các cửa hàng vàng xung quanh ngay tại địa phương Bắc Giang liền đóng cửa nghỉ buôn bán. Đã thế, như thể hội chứng đôminô, ở vài địa phương khác cũng diễn ra các vụ trộm cắp lừa đảo chiếm đoạt vàng, tại TP Hồ Chí Minh hàng loạt cửa hàng như suy sụp, người ta lo lắng trấn chỉnh trang bị lại cửa giả và hệ thống an ninh e sợ việc sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo?
Vụ án cướp vàng, giết người ở Bắc Giang không đơn thuần là một vụ cướp rời rạc thông thường như nhiều cụ cướp độc lập khác mà nó xảy ra cùng lúc với thủy triều dâng “sóng thần” của vàng, một cuộc “sóng thần” cao chưa từng thấy trong lịch sử cận đại và hiện đại, vàng cao hơn 400% cách đây hơn một thập niên, ở Việt Nam trong ngày 27-8 chẳng hạn, chỉ sau một đêm vàng tăng 2 triệu đồng một/lượng, trong chuỗi tăng liên tục 20% trong vòng một tháng, trước đó vàng mới chỉ có 37 triệu đồng một lượng thì sau ít ngày đã leo lên đỉnh hơn 48 triệu đồng một lượng. Chúng ta đang nói về cơn thủy triều và “sóng thần” của vàng, đó không phải chỉ là con số, mà giống như đặc tính truyền kiếp của nó chảy suốt dòng lịch sử, nó luôn phát sốt cùng những cơn tham lam, và ở Việt Nam hàng loạt các vụ trộm cướp vàng trong thời gian qua, chính là sự đồng thanh tương ứng của cơn sốt vàng cùng cơn sốt của lòng tham. Lợi nhuận tăng đến chóng mặt đã xúi giục nhiều kẻ trộm cướp, đặc biệt là mấy tên tội phạm xâm nhập tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang liều lĩnh gây án, thấy vàng là tham bất kể hậu quả thế nào.
Người Việt có câu “chợ chưa họp kẻ cắp đã đến” hoặc “thớt có tanh tao ruồi mới đậu”, nói lên rằng ở đâu có của cải và vật chất sẽ là miếng mồi tụ bạ của lòng tham và trộm cướp. Vậy thì cái chợ nào nhiều của nhất? Cái thớt nào tanh nhất? Đó hiển nhiên là chợ Vàng! Vàng quả là một kim loại đặc ưu bậc nhất! Đặc ưu đầu tiên đó là phẩm chất vật lí của nó. Vàng là thứ kim loại nặng bậc nhất nhưng lại rất mềm. Nhưng muốn nó cứng chỉ cần pha nó với một thứ kim loại nào đó, nó trở nên cứng vô cùng. Người ta có thể dát vàng mỏng đến vô tận, chính xác là 1 phần triệu milimet. Một ounce vàng (tương đương 7,599 chỉ) có thể kéo dài thành một sợi dây dài 80 cây số mà không đứt. Vàng không bị oxy hóa, vì vậy nó được pha trộn để làm ổ cắm tiếp xúc trên các con tàu vũ trụ, và trong các bộ phận máy móc cao cấp. Nó không bao giờ bị xám dù ở bất cứ thời tiết nào vì thế nó được dùng để làm vật trang sức rất quý. Hơn thế, vàng cứ rơi vào đâu thì cái đó trở nên lóng lánh đẹp và hay hơn, nó rắc vào tranh người ta liền có được những màu sắc đặc biệt, trong tranh sơn mài nó càng quí giá hơn bao giờ hết, nó hòa vào trong những nhạc cụ âm thanh thì âm thanh sẽ vang vọng và cao quý hơn. Người Việt có câu ca dao: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ ao”. Chuông và mảnh chĩnh khách nhau ở chất liệu, vậy nên âm thanh của chúng đã khác xa nhau, nhưng nếu cái chuông kia mới chỉ là đồng mà được pha thêm vàng thì tiếng của nó còn ngân vang gấp bội. Vàng quý từ trong bản chất như thế, nên nó được dùng làm  vật đảm bảo cho giá trị của tiền giấy. Ở quốc gia nào không có vàng là vật có giá trị tự thân đảm bảo cho tiền giấy thì đồng tiền chẳng khác nào giấy lộn, muốn in bao nhiêu thì in, muốn mệnh giá bao nhiêu thì chỉ cần thêm những số không đằng sau.
Nhưng phía sau vinh quang của vàng, tất yếu là bi kịch tương xứng với nó. Người Việt có câu “bắt được bạc thì sang, bắt được vàng thì lụi”, không hiểu sao, đầu tiên là kim cương sau đó là vàng đã ám vào con người những định mệnh hết sức bi thương khó hiểu. Chẳng hạn có những chiếc nhẫn kim cương đem lại bi kịch cho các chủ nhân đến mức ai cứ đeo nó thì liền lăn ra chết, những cái chết hết sức bí hiểm, đến mức người đeo nhẫn sau cùng không dám đeo nữa mà bán nó lại cho viện bảo tàng quốc gia, để lưu giữ làm của chung thôi. Vàng thì chưa đến mức đó, nhưng cũng có vô vàn bi kịch, chẳng hạn các vụ hỏa hoạn, bà chủ tiệm vàng sinh con thiểu năng, hay ông chủ sa cơ lỡ vận… Nói chúng người Việt đã đúc kết qua kinh nghiệm, không chỉ bắt được vàng mà mơ thấy vàng cũng xui.
Còn trên thực tế thì sao? Vàng có thể được coi như lịch sử máu của nền tài chính nhân loại. Chúng ta thử trở lại lịch sử tìm vàng ở vùng California nước Mỹ. Để đi vào chỗ đào vàng có trăm cây số, người ta phải đi ngót 2000 cây, đi làm nhiều chuyến để mang những đồ ăn thức uống tích trữ cho cả mùa đông giá. Rồi hùm beo đe dạo, những tên cướp tình mò, rồi việc tranh đoạt những khu đất tốt để đào vàng, khẩu súng lúc nào cũng kè kè bên cạnh sẵn sàng khai hỏa để bảo vệ những bụi vàng mà mình đào được. Thế rồi một mùa đào vàng kết thúc, người hốc hác gầy gò, người ta hân hoan mang vàng đã đào được trở về thị trấn… trời ơi biết bao nhiêu cạm bẫy rình mò muốn bám vào cái túi bụi vàng dính đầy đất đó, nào các tay lừa đảo, những tên trộm cướp, những chủ tiệm vàng đòi mua giá “cân gian”, và khó khăn làm sao khi phải chống lại thứ cám dỗ bất khả ùa đến từ hàng trăm gái thanh lâu tìm đường đến theo tiếng gọi mê hoặc của vàng, còn chủ nhân của những chiếc túi thì đang là sa mạc kiệt sức vì niềm khao khát bị bỏ đói lâu ngày…
Cái gì càng quý thì càng dễ mất. Vàng quí nhất thì vàng càng dễ mất nhất. Vàng không chỉ tương xứng với bản lĩnh của kẻ đi đào vàng mà còn tương xứng với bọn đánh cướp nó. Trở lại vụ án ở tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang, chúng ta thấy, những tên cướp đã mang sẵn những thanh gươm dài, sẵn sàng quyết liệt hung bạo hành động nếu bị phát hiện, nghĩa là cùng với hành động cướp, chúng đã chuẩn bị cả tâm thế giết người.
Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn, đó cũng là một lô-gic tương xứng của vàng. Ngày 26-8, Trưng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã trực tiếp kiểm tra hiện trường, chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Tổng cục VI) và Công an tỉnh Bắc Giang khẩn trương tiến hành điều tra vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích. Đồng chí Thứ trưởng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo chuyên án  do Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục VI làm trưởng ban; Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VI, Đại tá Phạm Văn Minh – Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang làm Phó trưởng ban; Giám đốc Công an các vùng phụ cận làm thành viên.
Còn một luật tương xứng khác, thậm chí là luật siêu tương xứng, cháu Bích bị hai kẻ thi nhau đâm chém, cánh tay đã bị cắt cụt, tưởng cháu đã chết nên bọn chúng bỏ đi, đó là một phép lạ. Phép lạ đó giống như trong thần thoại Hy Lạp, khi quân Tơ-roa, chèo lên đít ngựa gỗ khổng lồ do quân Hy Lạp để lại, khua gậy vào trong để xem có thấy ai ẩn nấp không, tiếng khua gặp binh khí kêu loảng xoảng, nhưng quân Tơ-roa bị thần thánh bịt tai không nghe thấy gì, kết quả bị đánh bại. Trong nhiều vụ giết người thường xảy ra các phép lạ như vậy, khi những kẻ thủ ác ra tay, chúng thường sơ suất làm lộ cái gì đó, tưởng rằng bàn tay có thể che khuất mặt trời, nào ngờ người tính không bằng trời tính. Trong thời gian vàng lên giá cao, vẫn có rất nhiều người đi mua, đó là một khao khát tương xứng. Và những ai muốn vàng hay giàu có một cách không tương xứng thì sẽ không thể nào thoát khỏi một tương xứng Nhân Quả dành cho họ.

Trích nguồn: hcm.24h.com
Đăng nhận xét

Templated by Blogger Items